Tranh chấp đất đai trong gia đình – Xung đột lợi ích hay sự xuống cấp của nền tảng đạo đức

Tranh chấp đất đai trong gia đình – Xung đột lợi ích hay sự xuống cấp của nền tảng đạo đức
Sau khi được cấp “bìa đỏ”, thửa đất trên, vợ chồng anh A cùng hai con không ở đó nữa mà chuyển lên thành phố để ở, ông bà X vẫn trông nom nhà đất trên. Do có phát sinh mâu thuẫn giữa vợ chồng A và ông bà X. Nên ông bà X đã tuyên bố không cho nhà đất trên cho vợ chồng anh A nữa. Vợ chồng ông X cho rằng anh A bất hiếu với cha mẹ, không quan tâm đến cha mẹ lúc ốm đâu và đối xử hỗn láo, thậm chí chửi bới cả cha mẹ. Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, vợ chồng ông X tuyên bố từ con và khởi kiện ra Tòa đòi lại tài sản là khoảng 300m2 đất mà vợ chồng anh A đang sử dụng.
Tranh chấp đất đai trong gia đình – Xung đột lợi ích hay sự xuống cấp của nền tảng đạo đức
Vợ chồng ông X sinh được 5 người con. 3 trai, 2 gái đều đã trưởng thành và lập gia đình. Vợ chồng ông X có 2 thửa đất ở, mỗi thửa có diện tích khoảng 300m2. Năm 1989, vợ chồng ông X cho con trai mình là A cùng vợ ra tôn tạo và làm nhà ở trên thửa đất ngoài dìa làng. Anh B là con trai cả thì đã lập nghiệp ở một tỉnh miền Tây Nam Bộ từ những năm 1976. Hai người con gái đã lập gia đình và ở riêng ổn định, vợ chồng ông X cùng người con trai út ở tại căn nhà trên mảnh đất các cụ để lại có diện tích khoảng 300m2. Do được bố mẹ cho ở trên mảnh đất đó, vợ chồng anh A đã tôn tạo và xây nhà ở ổn định trên đất đó. Năm 2001, UBND huyện cấp CNQSD đất cho anh A.
Sau khi được cấp “bìa đỏ”, thửa đất trên, vợ chồng anh A cùng hai con không ở đó nữa mà chuyển lên thành phố để ở, ông bà X vẫn trông nom nhà đất trên. Do có phát sinh mâu thuẫn giữa vợ chồng A và ông bà X. Nên ông bà X đã tuyên bố không cho nhà đất trên cho vợ chồng anh A nữa. Vợ chồng ông X cho rằng anh A bất hiếu với cha mẹ, không quan tâm đến cha mẹ lúc ốm đâu và đối xử hỗn láo, thậm chí chửi bới cả cha mẹ. Mâu thuẫn gia đình lên đến đỉnh điểm, vợ chồng ông X tuyên bố từ con và khởi kiện ra Tòa đòi lại tài sản là khoảng 300m2 đất mà vợ chồng anh A đang sử dụng.
Vụ việc đã được Tòa Án thụ lý giải quyết, qua vài phiên hòa giải nhưng không bên nào chấp nhận phương án hòa giải.
·        Xung đột lợi ích?
Khoan hãy bàn tới quan hệ pháp luật và tính pháp lý của vụ kiện. Trong bối cảnh của vụ việc này thì: vợ chồng ông X đã khoảng 80 tuổi, các người con khác đã trưởng thành có nhà ở và kinh tế ổn định và không tham gia vụ kiện. Vậy thì động cơ nào khiến vợ chồng ông X kiện đòi đất đã cho con trai mình? Ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” vợ chồng ông X vẫn có nhu cầu vật chất bức bách đến mức kiện cả con đẻ của mình?
Anh A cho rằng: thửa đất anh đang ở là do ông nội và bố mẹ anh cùng cho anh. Anh đã ở hơn 20 năm, đã được cấp bìa đỏ tên anh. Do vậy bố mẹ anh không có quyền đòi lại.
Trong các lần Tòa triệu tập hòa giải, không khí buổi hòa giải đều căng như dây đàn. Hai bên đổ lỗi cho nhau, đặc biết là vợ chồng ông X lên án kịch liệt đứa con bất hiếu và hỗn láo. Do đó vợ chồng ông không cho bất kỳ cái gì.
 
·        Đạo đức xuống cấp hay thiếu sự khoan dung?
Trong trường hợp này, mặc dù có lý do để vợ chồng ông X kiện đòi lại thửa đất đã cho con trai mình (theo vợ chồng ông X là con trai quá hỗn láo và bất hiếu). Nhưng chúng ta cũng thấy rằng có lẽ trong xã hội hiện nay ngày càng ít đi sự khoan dung ở mỗi con người. Con cái ngày càng ít quan tâm, chăm sóc và chia sẻ với cha mẹ. Thậm chí không thiếy những trường hợp đối xử tệ bạc với đấng sinh thành ra mình. Và trong trường hợp này thì vợ chồng ông X đã có thể phải chịu đựng một thời gian dài cách cư xử tệ bạc vủa con trai mình. Đến một thời điểm, giọt nước tràn ly dẫn đến việc kiện tụng như trên.
Tuy nhiên, nếu như thửa đất trên không đáng giá là bao thì liệu việc ông X có đòi lại không? Mặc dù việc ông X đòi lại không phải để bán đi tiêu xài. Đây có lẽ là một diễn biến tâm lý khá phức tạp của nguyên đơn. Như vậy, có thể thấy rằng, khi nền tảng đạo đức xuống cấp, dẫn đén ngày càng ít đi sự kiện khoan dung đều có bóng dáng của lợi ích vật chất chi phối con người.
Rồi đây, vụ kiện trên sẽ được Tòa án phân xử bằng một bản án. Nhưng nó cũng là dấu chấm hết cho tình ruột thịt cha mẹ, con cái.

Tác giả bài viết: VP Luật Hoàng Danh