Trang nhất » Tin Tức » Đất đai - Nhà ở

Giải quyết tranh chấp Quyền sử dụng Đất

Thứ ba - 13/03/2012 12:51
Giải quyết tranh chấp Quyền sử dụng Đất
Không có căn cứ thực tế và pháp lý _ UBND các cấp giải quyết bằng cảm tính
Nội dung vụ việc:
Cụ X sinh được 4 người con: 2 trai, 2 gái. Cụ X mất năm 1950 không để lại di chúc. Để lại khoảng 400 m2 đất ở. Ông A là con trai trưởng ở trên đất đó từ nhỏ. Ông B là con trai thứ đi bộ đội và hy sinh năm 1964. Trước khi hy sinh ông B đã lấy vợ và sinh được 1 người con trai (sinh năm 1960). Sau khi lấy ông B, vợ ông B không ở nhà bố mẹ chồng (cụ X), mà về ở nhà bố mẹ đẻ. Ông A có 3 người con trai. Năm 1986, ông A phân chia phần đất trên cho 3 người con trai. Trong đó, người con út (anh T) được sử dụng 140 m2. Năm 1996, ông A chết.
Năm 2010, vợ ông B đòi đất với lý do: Đất được các cụ chia cho ông B. Nhưng bà này không xuất trình được chứng cứ. Mặt khác, bà này lại đòi toàn bộ 140 m2 đất mà con trai út của ông A đang ở với lý do: Tại căn nhà này, con trai út của ông A đang thờ ảnh của ông B (em ruột của ông A), để cho rằng phần đất này là của ông B.
Thửa đất này chưa được cấp giấy chứng nhận Quyền sở hữu đất, mặc dù anh T đứng tên chủ sở hữu đất trong hồ sơ địa chính xã, nhưng khồng phải là sổ địa chính, không tranh chấp tài sản trên đất. Do vậy, vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND.
Vụ việc được UBND xã N giải quyết. Theo qui định của pháp luật, UBND xã, phường chỉ có thẩm quyền hòa giải đối với những tranh chấp như trên. Nhưng trong các biên bản làm việc của xã N, đều định hướng anh T phải trả lại đất cho vợ ông B.
Anh T không đồng ý và cho rằng: Từ nhỏ đến lớn, anh chỉ biết là bố mẹ anh ở trên đất đó, ngoài ra không còn ai khác ở. Bố anh đã chia cho các con ở ổn định từ lâu, vợ ông B không có căn cứ gì để đòi phần đất anh đang ở.
Sau đó, UBND huyện P đã quyết định buộc anh T phải trả cho vợ ông B ½ diện tích đất trên (70 m2). Anh T phải tháo dỡ nhà ở và công trình xây dựng để trả đất cho vợ ông B với các lý do:
-         Đất này đã được chia cho ông B (nhưng không có chứng cứ)
-         Ông A và ông B đều là con của cụ X. Cụ X không để lại di chúc, nhưng là con của cụ X, ông B phải được hưởng thừa kế thửa đất trên do cụ X để lại.
* Lập luận của UBND Huyện P là hoàn toàn cảm tính và không có căn cứ bởi :
Thứ 1: Việc xác định và chia di sản thừa kế không thuộc thẩm quyền của UBND mà là của Tòa Án. Mặt khác thời hiệu chia thừa kế trong trường hợp này đã hết từ lâu (cụ X chết năm 1950)
Thứ 2: Giả sử thời hiệu chia thừa kế còn (nhưng thuộc thẩm quyền của Tòa Án) thì phải xác định khối di sản để chia thừa kế là 460 m2 đất và tài sản trên đất. Và hàng thừa kế còn có 2 người con gái của cụ X nữa.
Vợ ông B không xuất trình được chứng cứ chứng minh phần đất đã được chia cho ông B. Vậy mà UBND huyện P vẫn ra quyết định buộc anh T phải trả cho bà này ½ diện tích đất đang ở. Rõ ràng, đây là 1 quyết định không có căn cứ.
 
Anh T đã có đơn khiếu nại QĐ của UBND Huyện P
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc trên sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại của UBND Huyện P.

Tác giả bài viết: VPLS Hoàng Danh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
 

Khu vực thành viên


Thống kê truy cập


Đang truy cậpĐang truy cập : 33

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 4011

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 162906

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2838579