» Tin Tức » Sở hữu trí tuệ » Tin tức - Sự kiện
MANG THAI HỘ: NGƯỜI ỦNG HỘ, NGƯỜI PHẢN ĐỐI
Thứ ba - 26/11/2013 22:46Một số ý kiến phản đối quy định này vì cho rằng ranh giới giữa mục đích nhân đạo và thương mại rất khó xác định, chưa kể thực tế có thể phát sinh hàng loạt vấn đề khó giải quyết. Số khác thì ủng hộ về chủ trương nhưng kiến nghị cần hoàn thiện hơn các quy định...
Ranh giới mong manh
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng ranh giới giữa mục đích nhân đạo và thương mại là rất khó xác định, khái niệm mang thai hộ như dự thảo luật nêu là chưa rõ, chưa có sức thuyết phục cao.
“Trường hợp vì nhân đạo mà người phụ nữ mang thai hộ phải gánh chịu những hậu quả, rủi ro từ khi mang thai đến sau sinh hoặc phải đánh đổi cả sức khỏe và tính mạng của mình thì sao? Người mang thai hộ có được xem là mẹ đẻ của đứa bé do chính mình sinh ra hay không? Theo giải thích từ ngữ của dự thảo luật thì ai là mẹ đẻ, đó là người mang thai hộ thực hiện quá trình thai nghén sinh con hay là người góp tế bào trứng?” - bà Phúc băn khoăn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Triệu Thị Thu Phương phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Lê Văn Hoàng (TP Đà Nẵng) phân tích thêm, nếu sự thỏa thuận giữa hai bên chỉ bằng miệng, sau khi sinh con, người mang thai hộ không giao đứa trẻ hoặc sinh đứa trẻ bị khuyết tật, người nhờ mang thai hộ không nhận đứa trẻ thì giải quyết tranh chấp ra sao? Ông Hoàng còn nêu hàng loạt tình huống giả định: Người mang thai hộ dùng đứa trẻ để vòi vĩnh; người mang thai hộ không giữ được thai, sau đó quan hệ với chồng hoặc bạn tình mang thai nhưng giấu giiếm chuyện này, tới khi sự việc vỡ lở thì người mang thai hộ gian dối có bị xử lý không và xử lý như thế nào?... “Còn nếu hai bên thỏa thuận bằng hợp đồng và có điều kiện ràng buộc lẫn nhau thì đây là giao dịch dân sự, ý nghĩa mang thai hộ không còn giá trị. Chúng ta mới nghĩ nhân đạo cho người không mang thai được, còn người mang thai hộ có nhân đạo không và thậm chí nhân đạo với đứa trẻ mới sinh ra nữa” - ông Hoàng nói.
“Nếu việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà quá trình thực hiện xuất hiện nhiều yếu tố mất nhân đạo thì chúng ta không nên đưa vào luật và khuyến khích những người không sinh được con nhận con nuôi” - đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) góp ý.
Đại biểu Phương phân tích hàng loạt quy định để chứng minh “yếu tố mất nhân đạo” nhiều hơn “yếu tố nhân đạo”. Chẳng hạn, Điều 94 dự thảo quy định: Nếu vi phạm hợp đồng thì con sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Như vậy, vô tình người mẹ không có ý định sinh con lại phải nuôi đứa con này. Hay Điều 78 quy định nếu người nhờ mang thai hộ từ chối không nhận con, không chịu thực hiện nghĩa vụ nuôi con thì phải có trách nhiệm về cung cấp, cấp dưỡng. “Điều này quy định hết sức là lỏng. Thực tế bây giờ có nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn tòa án tuyên phải hằng tháng cấp dưỡng nuôi con người ta còn từ chối không đòi được chứ đừng nói là những trường hợp như thế này” - vị đại biểu này lo ngại.
Rắc rối quy định người mang thai hộ
Trái với những ý kiến lo ngại trên, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) thể hiện sự “thống nhất cao” với việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo bà Chi, Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn nên nhu cầu mang thai hộ rất phổ biến. “Thực tế xã hội vẫn xảy ra tình trạng mang thai hộ lén lút, để lại nhiều hậu quả không tốt, luật hóa điều này sẽ tạo khung pháp lý an toàn để giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh” - bà Chi nói.
Tuy nhiên, đại biểu Chi cho rằng quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích cùng hàng với vợ hoặc chồng là quá chặt, sẽ có nhiều cặp vợ chồng vì không có người thân thích cùng hàng mà mất quyền này.
Tại phiên thảo luận tổ ngày 14-11, một số đại biểu cũng có chung suy nghĩ này. Đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng trong thực tế hiện nay có rất nhiều người là trẻ mồ côi, không có người thân thích. “Chẳng lẽ chỉ vì thế mà luật lại tước đi quyền làm mẹ của họ hay sao. Chúng ta quy định như thế sẽ áp chế đi rất nhiều những giá trị nhân văn mà dự luật đang hướng đến” - ông Hùng nói.
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) cho rằng quy định như dự thảo thì việc xác nhận người thân thích sẽ rất phức tạp, cơ quan, tổ chức nào có nhiệm vụ xác nhận, người nhờ mang thai hộ có thể làm giả chứng nhận không đúng về nhân thân mà tổ chức chuyên môn y khoa như bệnh viện không đủ chức năng và điều kiện để xác nhận tính xác thực...
Ranh giới mong manh
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cho rằng ranh giới giữa mục đích nhân đạo và thương mại là rất khó xác định, khái niệm mang thai hộ như dự thảo luật nêu là chưa rõ, chưa có sức thuyết phục cao.
“Trường hợp vì nhân đạo mà người phụ nữ mang thai hộ phải gánh chịu những hậu quả, rủi ro từ khi mang thai đến sau sinh hoặc phải đánh đổi cả sức khỏe và tính mạng của mình thì sao? Người mang thai hộ có được xem là mẹ đẻ của đứa bé do chính mình sinh ra hay không? Theo giải thích từ ngữ của dự thảo luật thì ai là mẹ đẻ, đó là người mang thai hộ thực hiện quá trình thai nghén sinh con hay là người góp tế bào trứng?” - bà Phúc băn khoăn.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn Triệu Thị Thu Phương phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Đại biểu Lê Văn Hoàng (TP Đà Nẵng) phân tích thêm, nếu sự thỏa thuận giữa hai bên chỉ bằng miệng, sau khi sinh con, người mang thai hộ không giao đứa trẻ hoặc sinh đứa trẻ bị khuyết tật, người nhờ mang thai hộ không nhận đứa trẻ thì giải quyết tranh chấp ra sao? Ông Hoàng còn nêu hàng loạt tình huống giả định: Người mang thai hộ dùng đứa trẻ để vòi vĩnh; người mang thai hộ không giữ được thai, sau đó quan hệ với chồng hoặc bạn tình mang thai nhưng giấu giiếm chuyện này, tới khi sự việc vỡ lở thì người mang thai hộ gian dối có bị xử lý không và xử lý như thế nào?... “Còn nếu hai bên thỏa thuận bằng hợp đồng và có điều kiện ràng buộc lẫn nhau thì đây là giao dịch dân sự, ý nghĩa mang thai hộ không còn giá trị. Chúng ta mới nghĩ nhân đạo cho người không mang thai được, còn người mang thai hộ có nhân đạo không và thậm chí nhân đạo với đứa trẻ mới sinh ra nữa” - ông Hoàng nói.
“Nếu việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo mà quá trình thực hiện xuất hiện nhiều yếu tố mất nhân đạo thì chúng ta không nên đưa vào luật và khuyến khích những người không sinh được con nhận con nuôi” - đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) góp ý.
Đại biểu Phương phân tích hàng loạt quy định để chứng minh “yếu tố mất nhân đạo” nhiều hơn “yếu tố nhân đạo”. Chẳng hạn, Điều 94 dự thảo quy định: Nếu vi phạm hợp đồng thì con sinh ra thuộc về người mang thai hộ. Như vậy, vô tình người mẹ không có ý định sinh con lại phải nuôi đứa con này. Hay Điều 78 quy định nếu người nhờ mang thai hộ từ chối không nhận con, không chịu thực hiện nghĩa vụ nuôi con thì phải có trách nhiệm về cung cấp, cấp dưỡng. “Điều này quy định hết sức là lỏng. Thực tế bây giờ có nhiều cặp vợ chồng, khi ly hôn tòa án tuyên phải hằng tháng cấp dưỡng nuôi con người ta còn từ chối không đòi được chứ đừng nói là những trường hợp như thế này” - vị đại biểu này lo ngại.
Rắc rối quy định người mang thai hộ
Trái với những ý kiến lo ngại trên, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) thể hiện sự “thống nhất cao” với việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo bà Chi, Việt Nam có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng hiếm muộn nên nhu cầu mang thai hộ rất phổ biến. “Thực tế xã hội vẫn xảy ra tình trạng mang thai hộ lén lút, để lại nhiều hậu quả không tốt, luật hóa điều này sẽ tạo khung pháp lý an toàn để giúp giải quyết các tranh chấp phát sinh” - bà Chi nói.
Tuy nhiên, đại biểu Chi cho rằng quy định người được nhờ mang thai hộ phải là người có quan hệ thân thích cùng hàng với vợ hoặc chồng là quá chặt, sẽ có nhiều cặp vợ chồng vì không có người thân thích cùng hàng mà mất quyền này.
Tại phiên thảo luận tổ ngày 14-11, một số đại biểu cũng có chung suy nghĩ này. Đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) cho rằng trong thực tế hiện nay có rất nhiều người là trẻ mồ côi, không có người thân thích. “Chẳng lẽ chỉ vì thế mà luật lại tước đi quyền làm mẹ của họ hay sao. Chúng ta quy định như thế sẽ áp chế đi rất nhiều những giá trị nhân văn mà dự luật đang hướng đến” - ông Hùng nói.
Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) cho rằng quy định như dự thảo thì việc xác nhận người thân thích sẽ rất phức tạp, cơ quan, tổ chức nào có nhiệm vụ xác nhận, người nhờ mang thai hộ có thể làm giả chứng nhận không đúng về nhân thân mà tổ chức chuyên môn y khoa như bệnh viện không đủ chức năng và điều kiện để xác nhận tính xác thực...
Tác giả bài viết: Theo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khóa:
n/a
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lĩnh vực hoạt động
Bài viết mới
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Một số hình ảnh hội nghị triển khai dự án Bảo hộ và khai thác quyền Sở hữu trí tuệ để phát triển thương hiệu Du lịch quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình
- HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
- CÔNG TY TIE NÓI GÌ
- TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU
- CHƯA ĐỦ CĂN CỨ KẾT TỘI
- TRỘM BÒ CỦA CHÍNH MÌNH
- TRỘM BÒ CỦA CHÍNH MÌNH
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015
- Đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý
Khu vực thành viên
Thống kê truy cập
Đang truy cập : 2
Hôm nay : 4364
Tháng hiện tại : 107321
Tổng lượt truy cập : 3725549