» Tin Tức » Sở hữu trí tuệ » Tin tức - Sự kiện
Xung quanh một vụ kiên hủy bỏ một phần hiệu lực của Văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
Chủ nhật - 04/03/2012 09:57Xung quanh một vụ kiên hủy bỏ một phần hiệu lực của Văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu
Thứ nhất: Dưới góc nhìn khách quan giữa dự án nhà máy xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh với sản phẩm “Trung Sơn, Xi măng Pooklăng hỗn hợp Hoà Bình – Việt Nam, hình” của Công ty Xuân Mai.
* Dự án nhà máy Xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh đã được chính phủ, các Bộ ban ngành cho phép triển khai xây dựng từ năm1995 (có các văn bản kèm theo tại hồ sơ vụ án). Vào thời điểm đó, quy trình triển khai một dự án như dự án Nhà máy Xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh, từ quy trình triển khai đến xin đất, đền bù giải phóng mặt bằng gặp muôn vàn khó khăn. Năm 2003 tên gọi Dự án Nhà máy Xi măng Trung Sơn chính thức được UBND tỉnh Hoà Bình cho phép thành lập bằng Quyết định 1209. Như vậy từ 2003, tên gọi Dự án nhà máy Xi măng Trung Sơn đã được sử dụng chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bảng hiệu, biển hiệu, giấy tờ giao dịch trong phạm vi tỉnh Hoà Bình cũng như trong các văn bản, tài liệu công tác giao dịch với các cơ quan Trung ương và các đối tác khác ngoài phạm vi tỉnh Hoà Bình. Và Dự án Nhà máy Xi măng Trung Sơn là một thành tố không thể tách rời của Công ty Cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh. Trong các giấy tờ giao dịch, công tác, bảng hiệu, biển hiệu thì Dự án Nhà máy Xi Măng Trung Sơn luôn đi kèm với Công ty Cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh với ý nghĩa là một “sản phẩm”, một giá trị của Công ty Bình Minh.
* Trong khi đó, năm 2002 Công ty TNHH Xuân Mai có Dự án Nhà máy Xi Măng Xuân Mai đặt tại xã Thành Lập – Lương Sơn – Hoà Bình. Đến năm2006 Công ty Xuân Mai được cấp giấy chứng nhận đầu tư Xây dựng Nhà máy Xi măng Hoà Bình tại xã Trung Sơn – Lương Sơn – Hoà Bình.
Như vậy, trên cùng một địa bàn huyện Lương Sơn, Công ty TNHH Xuân Mai có hai Nhà máy Xi măng là: NMXM Hoà Bình, và NMXM Xuân Mai. Mặt khác cũng trong cùng một địa bàn huyện Lương Sơn, thậm chí cùng xã Trung Sơn đã hiện diện một Dự án nhà máy Xi măng Trung Sơn của Công ty Bình Minh từ trước đó và đang tiếp tục xây dựng.
Việc Công ty TNHH Xuân Mai đăng ký nhãn hiệu Trung Sơn cho sản phẩm xi măng của họ vào năm 2005 có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh không? Bằng những dẫn chứng nêu trên, câu trả lời là có.
Thứ hai: Về lụât áp dụng
Cục Sở hữu trí tuệ đã căn cứ vào Nghị định 54/2000/NĐ - CP ngày 03/10/2000 và Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 06/2001/NĐ - CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ để ra quyết định hủy một phần hiệu lực Giấy chứng nhận ĐKNH số 82099 của Công ty Xuân Mai là hoàn toàn đúng đắn.
Theo Khoản 3, Điều 220 điều khoản chuyển tiếp Lụât Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung thì “Mọi quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định của Pháp lụât có hiệu lực trước ngày Lụât này có hiệu lực và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Lụât này, trừ quy định về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ thì chỉ áp dụng quy định của các văn bản pháp lụât có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ”
Theo Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT – TANDTC – VKSNDTC – Bộ VHTT&DL – Bộ KH&CN – BTP tại Mục 5, Điểm 2 áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ để giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp như sau: “Mọi quyền và nghĩa vụ theo văn bằng bảo hộ được cấp theo quy định của Pháp lụât có hiệu lực trước ngày Lụât này có hiệu lực và các thủ tục duy trì, gia hạn, sửa đổi, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền sở hữu, giải quyết tranh chấp liên quan đến văn bằng bảo hộ đó được áp dụng theo quy định của Lụât này, trừ quy định về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực các văn bằng bảo hộ thì chỉ áp dụng quy định của các văn bản pháp lụât có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ - Do đó, khi giải quyết loại tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp nêu trên thì Toà án áp dụng quy định của Lụât Sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp tranh chấp có liên quan đến việc xác định hiệu lực của các văn bằng bảo hộ, thì phải áp dụng quy định của các văn bản pháp lụât có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ đó về căn cứ huỷ bỏ hiệu lực của các văn bằng bảo hộ”.
Trong vụ kiện này, quan hệ pháp lụât là giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định hiệu lực của văn bằng bảo hộ: Giấy chứng nhận ĐKNH số 82099. Do vậy Nghị định 54 và Nghị định 63 sửa đổi bổ sung được áp dụng để giải quyết tranh chấp này.
Thứ ba: Về căn cứ huỷ bỏ một phần hiệu lực văn bằng bảo hộ
Quyết định 2470/QĐ- SHTT – Của Cục SHTT đã nêu những căn cứ để cơ quan này huỷ bỏ một phần hiệu lực của giấy chứng nhận ĐKNH 82099. Đó là loại bỏ phần chữ Trung Sơn. Trong các căn cứ đó, việc Công ty TNHH Xuân Mai sử dụng địa danh Trung Sơn làm nhãn hiệu cho sản phẩm Xi măng mà chưa được sự cho phép sử dụng của cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hoà Bình là một căn cứ đủ điều kiện để huỷ bỏ phần chữ “Trung Sơn” như đã nêu trên.
Tại điểm g, khoản 2, Điều 6 Nghị định 63 sửa đổi bổ sung quy định về các dấu hiệu không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá: “Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biển hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép”.
Tại điểm đ, khoản 2, Điều 29 Nghị định 63 sửa đổi cũng quy định rất rõ về vấn đề này.
Điều 29: Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ
Khoản 2, Điều 29: “Hiệu lực văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ hoàn toàn khi có cơ sở để khẳng định rằng văn bằng bảo hộ được cấp không phù hợp với các quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ với các lý do sau đây”:
Điểm đ, “Đối tượng được bảo hộ không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ”
Khoản 3, Điều 29: “Hiệu lực văn bằng bảo hộ bị huỷ bỏ một phần khi có căn cứ để khẳng định rằng, phần tương ứng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ”. Rõ ràng phần chữ Trung Sơn là địa danh trong ĐKNH 82099 của Công ty Xuân Mai chưa được các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Hoà Bình cho phép sử dụng. Do đó nó không thoả mãn các điều kiện được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hoá theo quy định của pháp luật. Và chỉ với một yếu tố này đã đủ căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định huỷ bỏ một phần hiệu lực của Giấy chứng nhận ĐKNH nêu trên.
Tác giả bài viết: Luật Hoàng Danh
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://hoangdanh.vn là vi phạm bản quyền
Lĩnh vực hoạt động
Bài viết mới
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Một số hình ảnh hội nghị triển khai dự án Bảo hộ và khai thác quyền Sở hữu trí tuệ để phát triển thương hiệu Du lịch quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình
- HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI DỰ ÁN
- CÔNG TY TIE NÓI GÌ
- TRANH CHẤP THƯƠNG HIỆU
- CHƯA ĐỦ CĂN CỨ KẾT TỘI
- TRỘM BÒ CỦA CHÍNH MÌNH
- TRỘM BÒ CỦA CHÍNH MÌNH
- NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015
- Đăng ký nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý
Khu vực thành viên
Thống kê truy cập
Đang truy cập : 1
Hôm nay : 4364
Tháng hiện tại : 107361
Tổng lượt truy cập : 3725589