Trang nhất » Tin Tức » Dân sự - Hình sự

Điều khoản thanh toán bằng ngoại tệ làm hợp đồng vô hiệu

Thứ bảy - 20/10/2012 00:33
Khoản 1 Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 qui định điều kiện có hiệu lực của 1 giao dịch dân sự như sau:
a, Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
b, Mục đích và nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
c, Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động ở Việt nam là trong các giao dịch dân sự, các hợp đồng kinh doanh thương mại, các chủ thể kí kết hợp đồng thường qui định đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ ( chủ yếu dùng đôla Mỹ) Cũng phải thừa nhận rằng tâm lý coi trọng ngoại tệ trong thanh toán vì lo sợ đồng tiền Việt nam mất giá là 1 thực tế và khá phổ biến của các doanh nghiệp và cá nhân. Mặc dù pháp luật Việt nam qui định cấm dùng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán, nhưng trong các giao dịch liên quan đến mua bán, cho thuê Bất động sản, dịch vụ cao cấp v,v...các bên tham gia giao dịch vẫn vi phạm qui định trên.
   Vấn đề là các bên giao dịch thường không biết đó là hành vi trái pháp luật. Họ đưa ra điều kiện thanh toán như vậy nhằm đảm bảo lợi ích tối đa cho mình mà không biết rằng thoả thuận đó đã vi phạm pháp luật và tiềm ẩn rủi ro.
   Pháp lệnh ngoại hối ngày 13/12/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui đinh: " Trên lãnh thổ Việt nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng chính phủ cho phép"( Điều 22).
   Điều 29 Nghị định 160/2006 Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối của Chính phủ qui định:" Trên lãnh thổ Việt nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối."..Vì vậy, nếu việc niêm yết, quảng cáo, giao dịch mà thanh toán bằng ngoại hối thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
   Như vậy, trừ những trường hợp được phép theo qui định tại điều 29 NĐ 160/2006, thì những hợp đồng có điều khoản thể hiện giá cả, thanh toán bằng ngoại tệ là vi phạm điều cấm của luật. Nếu phát sinh tranh chấp Toà án sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu.
Việc sử lý hợp đồng vô hiệu theo qui định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005: " Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt  quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm xác lập,...Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi , lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của phap luật, bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Tác giả bài viết: Luật Hoàng Danh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Những tin cũ hơn
 

Khu vực thành viên


Thống kê truy cập


Đang truy cậpĐang truy cập : 37

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 31


Hôm nayHôm nay : 5912

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 164807

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2840480